Trách nhiệm của cha mẹ khi cưới vợ khác cho con
Có một đôi vợ chồng kia, có làm phép Hôn phối, sau khi ăn ở
với nhau được một người con thì người vợ bỏ đi vì làm đổ nợ. Người chồng sau
một thời gian lại cưới một cô vợ khác và chỉ làm phép đời mà thôi, vì hôn phối
trước theo phép đạo vẫn còn. Như vậy nếu cha mẹ của anh này chấp thuận cho anh
ta cưới vợ khác, vì người vợ trước đã ra tòa ly hôn, thì cha mẹ của anh này có
mắc lỗi không và có được rước lễ không ? (T.T.H.H., Giáo xứ Tân Bình).
Trả lời
Mặc dù người chồng đã
ra tòa án dân sự ly hôn với người vợ trước, nhưng anh vẫn còn đang bị ràng buộc
bởi dây hôn nhân theo phép đạo với người vợ trước, cho nên mắc ngăn trở và
không thể kết hôn theo luật Giáo Hội với người vợ sau được (x. GL. điều 1085
§1). Dù người chồng có giấy đăng ký kết hôn theo luật đời với người vợ sau,
nhưng cả hai người không phải vợ chồng trước mặt Chúa và Giáo Hội. Người chồng
ly dị và tái hôn thì rõ ràng là vi phạm Điều răn của Chúa, sống trong tình
trạng ngoại tình công khai và thường xuyên (x. GLHTCG số 2384).
1. Trách nhiệm của cha mẹ: Có mắc lỗi không?
Trong trường hợp cha
mẹ của anh chấp thuận cho anh cưới vợ khác thì không thể không mắc lỗi đồng
phạm, nhưng mức độ nặng hay nhẹ tùy thuộc vào thái độ chấp thuận tích cực hay
tiêu cực. Theo “Sách Giáo Lý Của Hội Thánh Công Giáo”, số 1868, tội là một hành
vi cá vị, nhưng chúng ta có trách nhiệm trong các tội người khác phạm, khi
chúng ta cộng tác vào các tội đó, bằng cách:
“- tham gia một cách
trực tiếp và tự nguyện vào các tội đó;
- ra lệnh, xúi giục,
khen ngợi hoặc tán thành những tội đó;
- không tố cáo hoặc
không ngăn cản các tội đó, khi có bổn phận phải can ngăn;
- che chở những người
làm điều xấu”.
Nếu cha mẹ đứng ra tổ
chức đám cưới cho con trai, thì chắc chắn sẽ mắc lỗi nặng hơn với việc chỉ chấp
thuận cho con muốn làm gì thì làm. Dù sao đi nữa, Giáo Hội cũng lưu ý chúng ta
rằng: “Mặc dầu chúng ta có thể phán đoán một hành vi nào đó tự nó là một lỗi
phạm nặng, chúng ta vẫn phải phó thác việc phán xét các nhân vị cho sự công
bằng và lòng thương xót của Thiên Chúa” (GLHTCG số 1861).
2. Và có được rước lễ không?
Người ta thường hiểu
việc có được rước lễ hay không ở đây là có bị vạ tuyệt thông (bị dứt phép thông
công) hay không. Trong Bộ Giáo Luật hiện hành, không có điều khoản nào quy định
phạt vạ tuyệt thông ngay tức khắc (nghĩa là cấm xưng tội rước lễ do chính sự
kiện phạm tội) cho cha mẹ chấp thuận cho con cái ly dị và tái hôn. Tuy nhiên,
Đức Giám mục giáo phận có quyền ra hình phạt vạ tuyệt thông đối với giáo dân trong
giáo phận của mình (x. Điều 1315). Nếu Giáo phận nào có thiết lập hình phạt vạ
tuyệt thông đối với loại tội phạm này thì lúc đó hình phạt mới được áp dụng.
Thông thường, tùy theo mức độ tội nặng hay nhẹ trong việc cộng tác vào việc
phạm tội của người con, mà cha mẹ có được rước lễ hay không. Nếu cha mẹ có tội
nặng thì chắc chắn không được đi rước lễ. “Ai biết mình đang mắc tội trọng, thì
phải lãnh nhận bí tích Hòa Giải trước khi đi lên rước lễ” (GLHTCG số 1385). Tuy
nhiên cha mẹ đương sự cũng nên suy nghĩ điều này: không phải cứ cố tình vi phạm
lề luật Chúa, gây ra gương mù gương xấu trong giáo xứ rồi đi xưng tội là xong.
Hối nhân còn phải làm hết sức có thể để sửa sai (x. GLHTCG số 1459). Làm thế
nào để sửa sai này đây?
Tác giả bài viết: Lm. LG Huỳnh Phước Lâm
Nguồn tin: gplongxuyen.org
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét